CHUYÊN MỤC
Videos
Bỉnh chọn
Thống kê truy cập
  Đang truy cập : 20
  Hôm nay: 1
  Tổng lượt truy cập: 1062613
Chi tiết tin
Học hè, chơi hè thời nay: Khi trường công 'nhập cuộc'
20/06/2019 TTO - Hoạt động hè không chỉ sôi động ở những trường tư thục, trường quốc tế hoặc trung tâm ngoại khóa. Năm nay, nhiều trường công lập cũng tổ chức hoạt động hè và tạo được nét riêng...
Những năm trước, hầu hết trường công tại TP.HCM đều "im hơi lặng tiếng" khi Sở GD-ĐT thành phố cấm không cho dạy thêm văn hóa trong hè.
Nhưng từ năm nay, các trường công lập đã "bắt nhịp" nhu cầu của phụ huynh với các khóa hè vừa học vừa chơi, với mức phí chỉ bằng 1/5 hoặc 1/6 các trung tâm ngoại khóa.
Học phí "mềm"
Trường tiểu học Trần Quốc Tuấn (quận Tân Bình) mở khóa hè bán trú trong 6 tuần với mức học phí 990.000 đồng/tuần (chưa bao gồm tiền ăn). Khóa hè ở đây được tổ chức theo các chủ đề như "Tiếng Việt tích hợp" - học sinh đọc sách để hiểu thế giới con người, hiểu bản thân...
Các em được hướng dẫn viết đoạn văn, viết bài văn theo đề tài yêu thích, làm poster tuyên truyền, kể chuyện, thuyết trình, đặt và trả lời câu hỏi, phản hồi ứng xử, thuyết phục, tranh luận, trải nghiệm các hoạt động chơi vui cùng từ vựng và chính tả để mở rộng vốn từ bản thân.
Với chủ đề "Toán giải quyết vấn đề và ứng dụng thực tế", học sinh được hướng dẫn chơi trò chơi vận động thể chất và những trò chơi sắm vai... để củng cố kỹ năng và kiến thức toán vừa học trong năm.
Còn chủ đề "Tăng cường kỹ năng sống đời thường và kỹ năng dã ngoại" thì giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh cách sắp xếp, bày biện thức ăn, rửa chén, lau dọn nhà cửa, sắp xếp chỗ học và chỗ ngủ, phòng chống cháy và thoát cháy, sử dụng một số vật dụng trong nhà, chống xâm hại bản thân...
Ngoài ra, Trường Trần Quốc Tuấn còn dạy học sinh thực hiện 3 dự án sáng tạo phục vụ cộng đồng.
Tương tự, cô Lê Thanh Hương - hiệu trưởng Trường tiểu học Trần Hưng Đạo, quận 1 - cho biết do các phụ huynh yêu cầu nên năm nay nhà trường mạnh dạn mở khóa hè trong 7 tuần với mức phí 5,6 - 6,4 triệu đồng/học sinh/khóa.
Các học sinh sẽ học dưới dạng dự án như "Nhận thức, bảo vệ bản thân", "Tương lai là của chúng ta", "Việt Nam - đất nước chúng mình", "Em yêu trường em", "Gia đình tôi", "Tôi là ai"... Trong đó học sinh sẽ được ôn lại kiến thức của nhiều môn học khác nhau như toán, tiếng Việt, lịch sử, địa lý, tự nhiên xã hội...
Các em cũng được học lập trình bằng Scratch, học tiếng Anh với người nước ngoài, tham gia các hoạt động giáo dục thể chất, nghệ thuật.
Không những thế, TP.HCM còn có một số trường trung học tổ chức các chuyến đi nước ngoài cho học sinh giao lưu với học sinh các nước, đồng thời trau dồi ngoại ngữ, học kỹ năng... với mức phí chỉ bằng 1/3 so với các trung tâm và trường tư thục.
"Hai năm trước chúng tôi đã tổ chức cho học sinh đi Singapore và Úc. Năm nay dự kiến học sinh trường chúng tôi sẽ đi giao lưu với một trường trung học ở Mỹ, nhưng do gặp một số trục trặc nên chưa thể thực hiện. Thay vào đó, chúng tôi vừa tổ chức cho 90 học sinh đi học tập ở Lâm Đồng với chủ đề "Nhà tài chính thông minh" - một thành viên ban giám hiệu Trường THPT Lương Thế Vinh, quận 1, thông tin.
Cũng theo vị này, trước khi đi Lâm Đồng, học sinh đã được tập huấn để vượt qua hàng loạt thử thách trong chuyến đi như kỹ năng băng rừng, lội suối, tinh thần đồng đội, học sinh vật, địa lý, lịch sử...
Mỗi thử thách và trong cả hoạt động thường ngày các em đều được thưởng hoặc phạt bằng những mặt cười và quy đổi thành tiền xu. Kết thúc chuyến đi, em nào được nhiều tiền xu nhất sẽ được trao danh hiệu "Nhà tài chính thông minh".
Học hè, chơi hè thời nay: Khi trường công nhập cuộc - Ảnh 2.
Học sinh Trường tiểu học Trần Hưng Đạo (Q.1, TP.HCM) thực hành thắt nút trong chương trình kỹ năng sống - Ảnh: NHƯ HÙNG
Mùa hè - học kỳ nối dài
Ở Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội) thường có các chương trình hè nằm trong thiết kế nội dung học chính khóa và chi phí nằm trong học phí của học sinh đã nộp cả năm học. Học sinh lớp 10 mới vào trường sẽ phải "phổ cập bơi", với một bể bơi di động được lắp ráp ngay trên sân trường. Học sinh lớp 11 thì tham gia khóa học kỳ quân đội.
"Ngoài số tiết lý thuyết học tại trường, đây là nội dung thực hành tương đương với 80 tiết của bộ môn giáo dục quốc phòng - chương trình dành cho cả lớp 10, 11, 12 được thiết kế dồn lại và học vào mùa hè, khi học sinh kết thúc năm học lớp 10 lên lớp 11" - cô Ngô Thị Thành, phó hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú, cho biết.
Vì không đơn thuần là "chương trình hè" theo kiểu tự nguyện, mà nằm trong nội dung học tập chính thức nên học kỳ quân đội của trường này được thiết kế chi tiết, bám sát yêu cầu của môn học, trong đó có bổ sung một số nội dung rèn kỹ năng như kỹ năng dã ngoại sinh tồn, phòng cháy chữa cháy, kỹ năng sơ cứu khi bị thương...
Mùa hè ở ngôi trường này còn có những chương trình "lạ". Đó là dịp "rèn luyện hè" của một số học sinh từng mắc lỗi trong năm học chính thức.
Theo cô Cao Thanh Nga - phó hiệu trưởng nhà trường, các em được hướng dẫn sắp xếp lại sách trong thư viện trường, chăm sóc cây, hỗ trợ giáo viên tổ chức cho học sinh mới vào trường học bơi. Vào dịp nhà trường tuyển sinh, khi có nhiều phụ huynh đến tham quan trường, các em này được giao tiếp đón, hướng dẫn tham quan.
Cách "rèn hè" này được nhà trường thống nhất với cha mẹ học sinh và các em tự nguyện thực hiện. Công việc hữu ích và được thầy cô tôn trọng làm các em không cảm thấy mình "bị phạt".
Đừng quá kỳ vọng vào mấy ngày hè
Mùa hè, học sinh được học các kỹ năng, các môn năng khiếu, vui chơi, trải nghiệm... là nhu cầu tất yếu, Sở GD-ĐT TP.HCM cũng khuyến khích các trường và phụ huynh nên đi theo hướng này.
Tuy nhiên, các bậc phụ huynh nên quan tâm đến sở thích và nhu cầu thực sự, chính đáng của con em mình, thay vì áp đặt các con theo ý của người lớn. Các bậc cha mẹ cũng không nên quá kỳ vọng vào mấy ngày hè để bổ sung lỗ hổng kiến thức về một lĩnh vực nào đó, hay rèn luyện kỹ năng sống cho con em.
Bởi việc rèn luyện đó phải là một quá trình lâu dài và thường xuyên, chứ không chỉ thực hiện trong mấy ngày hè rồi thôi.
Ví dụ học sinh học hè sẽ được học về kỹ năng tự phục vụ như biết gấp mùng, mền, quần áo, biết rửa chén, lau nhà, tự dọn bàn học, phòng ngủ cá nhân... Nhưng hết mùa hè, khi về nhà thì cha mẹ hoặc người giúp việc đã làm giùm thì kỹ năng tự phục vụ sẽ không thể thành thói quen và tồn tại.
Ông Nguyễn Quang Vinh (trưởng phòng giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT TP.HCM)
VĨNH HÀ - HOÀNG HƯƠNG
Nhưng từ năm nay, các trường công lập đã "bắt nhịp" nhu cầu của phụ huynh với các khóa hè vừa học vừa chơi, với mức phí chỉ bằng 1/5 hoặc 1/6 các trung tâm ngoại khóa.
Học phí "mềm"
Trường tiểu học Trần Quốc Tuấn (quận Tân Bình) mở khóa hè bán trú trong 6 tuần với mức học phí 990.000 đồng/tuần (chưa bao gồm tiền ăn). Khóa hè ở đây được tổ chức theo các chủ đề như "Tiếng Việt tích hợp" - học sinh đọc sách để hiểu thế giới con người, hiểu bản thân...
Các em được hướng dẫn viết đoạn văn, viết bài văn theo đề tài yêu thích, làm poster tuyên truyền, kể chuyện, thuyết trình, đặt và trả lời câu hỏi, phản hồi ứng xử, thuyết phục, tranh luận, trải nghiệm các hoạt động chơi vui cùng từ vựng và chính tả để mở rộng vốn từ bản thân.
Với chủ đề "Toán giải quyết vấn đề và ứng dụng thực tế", học sinh được hướng dẫn chơi trò chơi vận động thể chất và những trò chơi sắm vai... để củng cố kỹ năng và kiến thức toán vừa học trong năm.
Còn chủ đề "Tăng cường kỹ năng sống đời thường và kỹ năng dã ngoại" thì giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh cách sắp xếp, bày biện thức ăn, rửa chén, lau dọn nhà cửa, sắp xếp chỗ học và chỗ ngủ, phòng chống cháy và thoát cháy, sử dụng một số vật dụng trong nhà, chống xâm hại bản thân...
Ngoài ra, Trường Trần Quốc Tuấn còn dạy học sinh thực hiện 3 dự án sáng tạo phục vụ cộng đồng.
Tương tự, cô Lê Thanh Hương - hiệu trưởng Trường tiểu học Trần Hưng Đạo, quận 1 - cho biết do các phụ huynh yêu cầu nên năm nay nhà trường mạnh dạn mở khóa hè trong 7 tuần với mức phí 5,6 - 6,4 triệu đồng/học sinh/khóa.
Các học sinh sẽ học dưới dạng dự án như "Nhận thức, bảo vệ bản thân", "Tương lai là của chúng ta", "Việt Nam - đất nước chúng mình", "Em yêu trường em", "Gia đình tôi", "Tôi là ai"... Trong đó học sinh sẽ được ôn lại kiến thức của nhiều môn học khác nhau như toán, tiếng Việt, lịch sử, địa lý, tự nhiên xã hội...
Các em cũng được học lập trình bằng Scratch, học tiếng Anh với người nước ngoài, tham gia các hoạt động giáo dục thể chất, nghệ thuật.
Không những thế, TP.HCM còn có một số trường trung học tổ chức các chuyến đi nước ngoài cho học sinh giao lưu với học sinh các nước, đồng thời trau dồi ngoại ngữ, học kỹ năng... với mức phí chỉ bằng 1/3 so với các trung tâm và trường tư thục.
"Hai năm trước chúng tôi đã tổ chức cho học sinh đi Singapore và Úc. Năm nay dự kiến học sinh trường chúng tôi sẽ đi giao lưu với một trường trung học ở Mỹ, nhưng do gặp một số trục trặc nên chưa thể thực hiện. Thay vào đó, chúng tôi vừa tổ chức cho 90 học sinh đi học tập ở Lâm Đồng với chủ đề "Nhà tài chính thông minh" - một thành viên ban giám hiệu Trường THPT Lương Thế Vinh, quận 1, thông tin.
Cũng theo vị này, trước khi đi Lâm Đồng, học sinh đã được tập huấn để vượt qua hàng loạt thử thách trong chuyến đi như kỹ năng băng rừng, lội suối, tinh thần đồng đội, học sinh vật, địa lý, lịch sử...
Mỗi thử thách và trong cả hoạt động thường ngày các em đều được thưởng hoặc phạt bằng những mặt cười và quy đổi thành tiền xu. Kết thúc chuyến đi, em nào được nhiều tiền xu nhất sẽ được trao danh hiệu "Nhà tài chính thông minh".
Học hè, chơi hè thời nay: Khi trường công nhập cuộc - Ảnh 2.
Học sinh Trường tiểu học Trần Hưng Đạo (Q.1, TP.HCM) thực hành thắt nút trong chương trình kỹ năng sống - Ảnh: NHƯ HÙNG
Mùa hè - học kỳ nối dài
Ở Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội) thường có các chương trình hè nằm trong thiết kế nội dung học chính khóa và chi phí nằm trong học phí của học sinh đã nộp cả năm học. Học sinh lớp 10 mới vào trường sẽ phải "phổ cập bơi", với một bể bơi di động được lắp ráp ngay trên sân trường. Học sinh lớp 11 thì tham gia khóa học kỳ quân đội.
"Ngoài số tiết lý thuyết học tại trường, đây là nội dung thực hành tương đương với 80 tiết của bộ môn giáo dục quốc phòng - chương trình dành cho cả lớp 10, 11, 12 được thiết kế dồn lại và học vào mùa hè, khi học sinh kết thúc năm học lớp 10 lên lớp 11" - cô Ngô Thị Thành, phó hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú, cho biết.
Vì không đơn thuần là "chương trình hè" theo kiểu tự nguyện, mà nằm trong nội dung học tập chính thức nên học kỳ quân đội của trường này được thiết kế chi tiết, bám sát yêu cầu của môn học, trong đó có bổ sung một số nội dung rèn kỹ năng như kỹ năng dã ngoại sinh tồn, phòng cháy chữa cháy, kỹ năng sơ cứu khi bị thương...
Mùa hè ở ngôi trường này còn có những chương trình "lạ". Đó là dịp "rèn luyện hè" của một số học sinh từng mắc lỗi trong năm học chính thức.
Theo cô Cao Thanh Nga - phó hiệu trưởng nhà trường, các em được hướng dẫn sắp xếp lại sách trong thư viện trường, chăm sóc cây, hỗ trợ giáo viên tổ chức cho học sinh mới vào trường học bơi. Vào dịp nhà trường tuyển sinh, khi có nhiều phụ huynh đến tham quan trường, các em này được giao tiếp đón, hướng dẫn tham quan.
Cách "rèn hè" này được nhà trường thống nhất với cha mẹ học sinh và các em tự nguyện thực hiện. Công việc hữu ích và được thầy cô tôn trọng làm các em không cảm thấy mình "bị phạt".
Đừng quá kỳ vọng vào mấy ngày hè
Mùa hè, học sinh được học các kỹ năng, các môn năng khiếu, vui chơi, trải nghiệm... là nhu cầu tất yếu, Sở GD-ĐT TP.HCM cũng khuyến khích các trường và phụ huynh nên đi theo hướng này.
Tuy nhiên, các bậc phụ huynh nên quan tâm đến sở thích và nhu cầu thực sự, chính đáng của con em mình, thay vì áp đặt các con theo ý của người lớn. Các bậc cha mẹ cũng không nên quá kỳ vọng vào mấy ngày hè để bổ sung lỗ hổng kiến thức về một lĩnh vực nào đó, hay rèn luyện kỹ năng sống cho con em.
Bởi việc rèn luyện đó phải là một quá trình lâu dài và thường xuyên, chứ không chỉ thực hiện trong mấy ngày hè rồi thôi.
Ví dụ học sinh học hè sẽ được học về kỹ năng tự phục vụ như biết gấp mùng, mền, quần áo, biết rửa chén, lau nhà, tự dọn bàn học, phòng ngủ cá nhân... Nhưng hết mùa hè, khi về nhà thì cha mẹ hoặc người giúp việc đã làm giùm thì kỹ năng tự phục vụ sẽ không thể thành thói quen và tồn tại.
Ông Nguyễn Quang Vinh (trưởng phòng giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT TP.HCM)
VĨNH HÀ - HOÀNG HƯƠNG
Tin liên quan
Để trẻ tăng chiều cao trong mùa hè - 20/06/2019
13 trường ĐH thành lập Liên minh an ninh mạng - 20/06/2019
'Con không xem đề thi đâu, con chưa muốn chết...' - 04/06/2019
Thông báo
Văn bản từ Sở
 Công văn triển khai Hướng dẫn khen thưởng thành tích trong tuyên truyền, vận động, ủng hộ, đóng góp xây dựng Quỹ vì biển, đảo Việt Nam
 Kế hoạch hành động thực hiện nội dung "Cải thiện dinh dưỡng" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025
 Kế hoạch triển khai các hoạt động môn Toán, Tin học và các môn Khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh năm học 2023-2024 tại các cơ sở giáo dục phổ thông
 CV số 2521-KHTC V/v thực hiện báo cáo thống kê giáo dục kỳ đầu năm học 2023-2024
 KẾ HOẠCH Triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học và tổ chức Cuộc thi khoa học - kỹ thuật dành cho học sinh trung học năm học 2023-2024
 CV số 2516_TrH-TX V/v dự lễ Bế mạc và tham quan, giao lưu trao đổi kinh nghiệm tại Ngày hội Trải nghiệm sáng tạo STEM năm 2023
 Thông báo giới thiệu chức danh viên chức lãnh đạo, quản lý tại trường THPT An Thới và THPT Phan Thanh Giản
 CV số 2508-VP V/v tổ chức họp Giao ban lần 1 năm học 2023-2024
 Quyết định tặng danh hiệu "Tập thể lao động xuất sắc" năm học 2022-2023 cho 04 tập thể
 CV số 2505-QLCL&CNTT V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin và chuyển đổi số năm học 2023 - 2024